Mát lành canh ngó khoai nấu mẻ ngày hè

Mát lành canh ngó khoai nấu mẻ ngày hè

Giữa ngày hè nóng nực, được ăn bát canh ngó khoai nấu mẻ mát mát, chua chua quả thật là một điều rất thú vị.

Nguyên liệu:

Rau ngổ có tác dụng làm bát canh ngó khoai thơm hơn và hấp dẫn hơn
Bát canh ngó khoai sẽ bớt ngon nếu thiếu rau dền cơm
Ngó khoai (có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai..)
Cách tước ngó khoai
Một rổ ngó khoai đã được bóc vỏ lớp xơ bên ngoài
Mẻ là nguyên liệu không thể thiếu của món ăn này

- Ngó khoai 5 lạng

- Rau dền cơm

- 1 ít tôm khô (tôm khô có tác dụng làm ngọt canh hơn)

- Cà chua 3 quả

- Mẻ

-Tỏi băm nhỏ

- Gia vị

- Tía tô, rau ngổ

Cách làm:

Bát canh ngó khoai ngày hè

- Ngó khoai tước vỏ rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, đảo qua nước sôi. Khi tước ngó khoai không nên tước bằng dao mà tước bằng móng tay (bởi theo quan niệm dân gian tước bằng dao món ăn sẽ ngứa rất khó ăn)

- Tôm khô ngâm nước sau đó rửa sạch

- Cà chua thái bổ cau

- Rau dền cơm, rau ngổ, tía tô rửa sạch, thái nhỏ

- Mẻ lọc lấy nước.

Ngó khoai hay có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai, bồng khoai...là phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa. Cây khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê bắc bộ. Người dân thường lấy phần tàu và lá khoai nấu cám cho lợn. Chỉ riêng phần ngó của cây khoai là ít ngứa nhất được lựa chọn làm nguyên liệu nấu canh.

Ngó khoai sau khi đã đảo qua nước sôi cho vào nồi, xếp cà chua lên trên, cho tôm khô vào, đổ một lượng nước vừa ăn, nêm gia vị vừa đủ và đun sôi.

Sau đó cho nước mẻ đã lọc sẵn vào nồi. Tiếp tục đun sôi đến khi ngó khoai đã nhừ.

Cuối cùng cho rau dền cơm, rau ngổ, lá tía tô vào rồi bắc khỏi bếp. Làm như vậy chúng ta đã có được một nồi canh ngó khoai nấu mẻ hoàn chỉnh.

Mách nhỏ:

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bắt đầu cho ngó khoai vào nồi đến khi bắc khỏi bếp, không được dùng đũa, nếu dùng đũa ngó khoai sẽ ngứa rất khó ăn.

Tải ứng dụng cho điện thoại hoặc máy tính bảng: